Phó giám đốc Công an TP.HCM đề nghị gì với chiến sĩ nghĩa vụ công an?
Đáng chú ý, theo Bộ TN-MT, hiện 100% KCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Hơn 12.200 cơ sở hoạt động trong KCN, phát sinh hơn 4,2 triệu tấn chất thải rắn, trong đó KCN tại vùng Đông Nam bộ chiếm 61,02 %.Cô bé 12 tuổi nuôi đam mê chạy bộ từ những chiều chăn bò
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Giải quyết 'nghịch lý' trong cung - cầu nhóm ngành công nghệ
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Hàng loạt vụ cháy bắt đầu từ ngày 7.1 (giờ địa phương) đã tàn phá nhiều khu vực ở California (Mỹ) khiến hàng trăm nghìn cư dân (trong đó có nhiều ngôi sao) phải sơ tán. Theo People, cũng như những người dân trong khu vực bị tàn phá, nhiều người nổi tiếng ở Hollywood đang hoang mang, suy sụp khi nhà cửa bị thiêu rụi trong biển lửa.Trên Instagram hôm 10.1 (giờ Việt Nam), Paris Hilton đăng video biệt thự của cô bị thiêu rụi hoàn toàn khi đám cháy Palisades lan đến Malibu (Los Anegles, Mỹ). Người đẹp chia sẻ: "Tôi đang đứng đây, ở ngay nơi từng là nhà của chúng tôi và cảm giác đau lòng thực sự không thể diễn tả được. Khi lần đầu tiên nhìn thấy tin tức, tôi hoàn toàn bị sốc, tôi không thể xử lý được gì. Nhưng bây giờ, khi đứng đây và tận mắt chứng kiến, tôi cảm thấy như trái tim mình vỡ tan thành hàng triệu mảnh". Bà mẹ hai con chia sẻ những kỷ niệm khó quên bên gia đình trong biệt thự này và bày tỏ: "Nhìn thấy nó tan thành tro bụi, nỗi đau đớn trong tôi không thể diễn ra thành lời". Tuy nhiên, cô thấy vô cùng may mắn khi những người thân yêu, các con và thú cưng đều an toàn.Paris Hilton bày tỏ: "Điều khiến trái tim tôi tan vỡ hơn nữa là biết rằng đây không chỉ là câu chuyện của riêng tôi. Rất nhiều người đã mất tất cả. Không chỉ là những bức tường và mái nhà mà chính là những kỷ niệm đã biến những ngôi nhà đó thành tổ ấm". Cô cũng gửi lời tri ân, động viên với lực lượng cứu hỏa đang làm việc hết công suất đồng thời cho biết đội ngũ của mình đang tìm cách hỗ trợ tốt nhất cho các nạn nhân. "Và gửi đến tất cả những ai đang trải qua nỗi đau này, hãy biết rằng mọi người không đơn độc. Chúng ta cùng nhau vượt qua. Chúng ta sẽ xây dựng lại, chúng ta sẽ chữa lành và chúng ta sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn trước. Hãy để điều này nhắc nhở bạn hãy luôn giữ chặt những người thân yêu của mình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc. Cuộc sống có thể thay đổi trong chốc lát và tình yêu mà chúng ta chia sẻ mới thực sự quan trọng", tiểu thư nhà Hilton nhắn nhủ. Nam diễn viên Milo Ventimiglia nghẹn ngào khi trở lại ngôi nhà chỉ còn là đống đổ nát của anh cùng với chương trình CBS Evening News. Anh bày tỏ rằng đây là điều thực sự nặng nề và bộc bạch: "Bạn bắt đầu nghĩ về tất cả những kỷ niệm và những ngóc ngách khác nhau trong ngôi nhà, rồi bạn nhìn thấy nhà của hàng xóm đến mọi thứ xung quanh và trái tim bạn vụn vỡ".Tài tử phim This is us cho biết anh và vợ Jariah Mariano (đang mang thai ở tháng thứ 9) đã chứng kiến ngọn lửa dữ dội nhấn chìm căn nhà của họ qua camera an ninh và bất lực. "Và đến một thời điểm nào đó, chúng tôi chỉ có thể tắt màn hình. Tiếp tục xem thì có ích gì? Chúng tôi chấp nhận sự mất mát". Dù vậy, ngôi sao 47 tuổi cảm thấy may mắn khi gia đình vẫn bình yên. "Chúng ra rồi sẽ ổn thôi. Vợ và con mới là điều quan trọng nhất với tôi", Ventimiglia chia sẻ trong khi đang nhìn lại cơ ngơi của mình nay chỉ còn là một đống đổ nát.Nam diễn viên Billy Crystal xác nhận với People rằng gia đình ông đã mất ngôi nhà gắn bó suốt mấy chục năm. Ngôi sao 76 tuổi chia sẻ: "Không từ ngữ nào có thể diễn tả được sự tàn phá khủng khiếp mà chúng ta đang chứng kiến và trải qua. Chúng tôi đau đớn cho những người bạn và hàng xóm của mình, những người cũng đã mất nhà cửa, cơ nghiệp trong thảm kịch này. Janice và tôi đã sống trong ngôi nhà của mình từ năm 1979. Chúng tôi nuôi dạy con cháu ở đây. Từng góc trong ngôi nhà của chúng tôi đều tràn ngập tình yêu thương. Những kỷ niệm đẹp không thể nào mất đi. Tất nhiên là chúng tôi rất đau lòng nhưng với tình yêu thương của con cái và bạn bè, chúng tôi sẽ vượt qua".Tổ ấm của cặp diễn viên Bryan Greenberg - Jamie Chung cũng bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn. Trên Instagram hôm 9.1, tài tử phim Cuộc chiến nàng dâu xác nhận thông tin này và bày tỏ: "Tất cả như chỉ là một cơn mơ. Nhưng may mắn thay, cả gia đình vẫn an toàn. Cảm ơn những người lính cứu hỏa đang liều mạng sống của mình ở ngoài kia. Hãy giữ an toàn nhé!".Bên cạnh những tên tuổi kể trên, nhà của nhiều người nổi tiếng khác như: ngôi sao kỳ cựu Anthony Hopkins, vợ chồng tài tử Miles Teller - Keleigh Teller, cặp diễn viên Cobie Smulders - Taran Killam, Adam Brody - Leighton Meester, Tina Knowles (mẹ của Beyoncé), nhạc sĩ Diane Warren, ca sĩ Jhene Aiko, minh tinh Anna Faris, Jennifer Grey… cũng bị lửa thiêu sạch.Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ khác phải gấp rút sơ tán khỏi nhà vì đám cháy ngày càng lan rộng. Trên Instagram, Chrissy Teigen tiết lộ cô cùng chồng John Legend phải đóng gói đồ đạc khẩn trương để ra khỏi biệt thự ở Beverly Hills (California) vào hôm 8.1. Nữ người mẫu gọi Los Angeles đang như "địa ngục" và không có có từ ngữ nào để mô tả sự tàn phá khủng khiếp ở đó.Ngôi sao truyền hình Elizabeth Chambers cũng đưa hai con rời khỏi nhà từ hôm 7.1 (giờ địa phương). Nữ diễn viên chia sẻ rằng cô đã quay lại vào hôm sau để lấy hộ chiếu và đồ đạc giá trị còn lại đồng thời gọi quang cảnh nhìn từ cửa sổ nhà mình là "ngày tận thế thực sự".
Hãng hàng không có tiền, muốn thuê ướt thêm máy bay cũng không được
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.